Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Nước Anh từ chuyển động đến tác động.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Với số phiếu 52/48% nước Anh đã chính thức rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu tạo nên làn sóng rối ren cả về chính trị lẫn kinh tế, được đánh giá tệ hại nhất trong lịch sử của Anh kể từ Đệ Nhị Thế Chiến.

 



Sau khi tuyên bố kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, chỉ số Dow Jone rơi xuống 600 điểm. Đứng trước biến cố lịch sử này, nước Anh cần một phép lạ để có thể vực lên thị trường chứng khoán đang trên đà suy sụp. Với hy vọng nhỏ nhoi, ông Bộ trưởng tài chính George Osborne đưa ra thông cáo để trấn an dư luận rằng: “Trên căn bản nền kinh tế của chúng ta vẫn là nước mạnh nhất Châu Âu và tiếp tục mở cửa cho các doanh nghiệp”. Tuy nhiên, tình trạng hiện đang căn thẳng ở mức độ trầm trọng giữa phe ra đi và ở lại cùng các hành động thù hằn đối với những người di dân được sự hỗ trợ hoặc chống đối giữa các thành viên thuộc đảng Bảo Thủ và Lao Động.

 

Để tìm cách cứu vãng tình trạng suy sụp tại Anh, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã đến London để giải hòa những bất đồng và chia rẽ trong chính giới Anh, kể cả tình trạng phân biệt chủng tộc có nguy cơ bùng nổ lớn. Đồng thời Ngoại Trưởng Kerry cũng bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ và kêu gọi các nhà lãnh đạo Anh hãy ngồi lại giải quyết những khác biệt, giảm thiểu tối đa các xáo trộn hiện nay nhằm quân bình thị trường kinh tế, tiến tới những giá trị thực tiễn để bảo vệ quyền lợi chung.

 

Áp lực khác từ các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Anh rời khỏi Liên Hiệp nhanh chóng. Thế nhưng nhằm dung hòa, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã yêu cầu các thành viên Liên Hiệp hãy để cho Anh thời gian chuẩn bị cho cuộc chia tay thuận lợi. Lời đề nghị trên của Thủ tướng Đức các nhà phân tích cho rằng đây là kế hoạch trì hoãn dành cho dân Anh cơ hội xét lại để họ có thể đảo ngược quyết định ly khai khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Trên lý thuyết, nếu quyết định đảo ngược trở lại điều ấy có thể xảy ra, nhưng rất nhiều nhiêu khê. Tuy nhiên, tiến trình cho cuộc thương thuyết để ra đi chính phủ Anh phải lệ thuộc vào Điều khoản số 50 của Hiệp Ước Âu Châu (EU). Và câu hỏi sẽ được đặt ra rồi đây ai sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho tiến trình này.

 

Lý do người Anh muốn ra khỏi EU

 

- Đi ngược lại lịch sử nước Anh từ sau Đệ II thế chiến bị thiệt hại rất nhiều. Họ phải mất nhiều năm để khôi phục lại những mất mát và tổn thất do chiến tranh gây nên. Một nền kinh tế hồi sinh trong qúa khứ phần lớn nhờ ở yếu tố Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ đã viện trợ cho Anh hằng trăm, trăm triệu Mỹ kim với 0% tiền lời. Kể từ khi nước Anh gia nhập Liên Minh Âu Châu họ đã không được cảm tình với những quốc gia thành viên, một phần người Anh với bản tính tự hào và kiêu ngạo, họ phủ nhận sử dụng đồng Euro, không chịu đi theo những nguyên tắc căn bản của Liên Minh đưa ra. Gần đây thành phần ủng hộ khuynh hướng rời khỏi EU đã dành quyền kiểm soát hệ thống chính trị nước Anh; ví dụ như họ ra thông báo hủy bỏ các quy luật của khối EU đối với các doanh nghiệp nước Anh. Họ còn viện cớ thêm rằng khi Anh rút ra khỏi EU họ sẽ tiết kiệm được hàng tỷ Mỹ kim tiền đóng phí (membership) hằng năm.

 

- Đây chính là nguyên nhân để Thủ tướng David Cameron hứa hẹn cùng cử tri khi tranh cử vào năm 2013. Cũng chính lời hứa này nên ông đã đánh bại đối thủ. Mặc dầu trong thâm tâm ông muốn nước Anh duy trì vị thế trong khối Âu Châu, với điều kiện là Liên Minh Âu Châu phải đồng ý cải tổ đường lối do Anh đưa ra. Trong đó vấn đề then chốt là chính phủ Anh không phải trả khoản tiền phúc lợi cho những người di dân trong khối Liên Minh Âu Châu hiện sinh sống và làm việc trên nước Anh dưới 4 năm.

 

- Thành phần ủng hộ khuynh hướng ra khỏi EU cho rằng mỗi tuần nước Anh sẽ tiết kiệm được 450 bảng Anh. Với số tiền này sẽ giúp ngân sách giáo dục của họ hiệu quả hơn hiện nay.

 

- Nước Anh sẽ không bị chi phối bởi những điều lệ do EU đưa ra, ngay cả hệ thống chính trị Anh quốc sẽ hoàn toàn độc lập.

 

- Vấn đề di cư, nước Anh sẽ hoàn toàn độc lập và quyết định đơn phương, không bị ràng buộc bởi những điều lệ EU. Nhất là tình trạng di dân Syria hiện nay đã làm đảo lộn văn hóa dân tộc và ảnh hưởng đến nền kinh tế nước Anh. 

 

- Nếu tính theo tỉ lệ đi bầu trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, 87% số tuổi từ 65 trở lên đã bỏ phiếu ly khai EU. Lý do đơn giản là họ không muốn thấy những người di dân thuộc khối EU nhập cư thêm nữa vào Anh.

 

- Nói cho cùng, nhìn kỹ lại những hành động cụ thể chúng ta cũng thấy được quan hệ giữa Âu châu và Anh có rất nhiều ngăn cách vì nhiều lý do. Đặc biệt về chủng tộc, văn hóa và đời sống xã hội. Do đó, khi lá phiếu đa số cử tri Anh quyết định ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu là tiếng nói xác định rõ ràng về quan niệm chủng tộc.

 

Ngược lại quyết định cử tri Anh, nước Đức là thành viên quan trọng trong tổ chức EU đã dồn mọi nỗ lực để bảo toàn khối này. Tuy nhiên các đề xuất của Đức nhằm mục đích cải tổ lại cơ chế EU đã bị ông Chủ Tịch Donald Rusk chống đối vì ông cho rằng phương pháp áp đặt để cải tổ thiên về chủng tộc nhiều hơn lợi ích EU.

 

Ảnh Hưởng và Nguy cơ trong việc rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu. 

 

Ôn lại từ đầu khi Anh nạp đơn gia nhập tổ chứ EEC tiền thân của EU, người đầu tiên chống đối Anh tham gia khối Liên Minh Âu Châu là Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle vào năm 1963. Đối với de Gaulle ông cho rằng khi đồng ý để Anh gia nhập EU thì khối này sẽ tan vỡ, vì bản chất người Anh là xảo trá (La perfide albion) nên ông phản đối. Mãi cho đến năm 1969 khi Charles de Gaulle rời chính trường thì Anh một lần nữa nạp đơn lần thứ 3 xin gia nhập Cộng đồng EU.

 

Đến nay vì những lý do chính trị và kinh tế cử tri Anh quyết định rút lui ra khỏi EU, hiện tượng đầu tiên là thị trường chứng khoán tụt dốc thấp nhất kể từ sau Đệ II thế chiến. Điểm tiếp theo là trung tâm quyền lực bị lung lay, phải trải qua tiến trình thay đổi lãnh đạo chưa có sự lựa chọn hoặc chuẩn bị kịp thời, cùng các mối quan hệ kinh tế bị đảo lộn, các nhà đầu tư vào nước Anh duyệt xét lại chương trình. Từ đây tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị khựng lại và niềm tin ở học thuyết kinh tế tự do đánh mất. Trong khi đó, tình trạng nhập cư chưa chắc đã dừng lại.

 

Trên thực tế, trong quá khứ và hiện tại nước Anh là một quốc gia có rất nhiều lợi ích trong khối EU nói riêng và thế giới tư bản nói chung nhờ bởi nước Anh đã nắm giữ vai trò then chốt tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, lại là quốc gia có ảnh hưởng rất lớn trong quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và World Bank. Ngoài ra Anh quốc còn là thành viên sáng lập khối Commonwealth tập hợp 53 thành viên. Ngày nay khi diễn biến 23/6 xảy ra thành trì tư bản bị rạn nứt kéo theo vị thế chính trị suy yếu trên một đất nước có nền dân chủ hàng đầu thế giới. Hơn thế nữa khi Anh Quốc rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu sẽ tạo nên lỗ hổng khó kiềm chế những xung đột tại Châu Âu, nếu có. Dĩ nhiên, tự thân khi Anh rút ra khỏi Liên Minh sẽ tạo nên tiền lệ không tốt cho cả khối ở tương lai. Nhất là nhân cơ hội này ngân hàng Trung Quốc sẽ tranh giành ảnh hưởng cùng World Bank và IMF, điều mà Trung Quốc đã vùng vẩy trước đây.

 

Ở phạm trù khác, Ngoại trừ Mỹ, Anh là quốc gia đóng giữ vai trò rất quan trọng trong khối NATO. Thế nhưng khi kinh tế Anh bị lung lay và suy giảm sẽ kéo theo các thành viên khác đòi hỏi cắt giảm ngân sách, đảo lộn trật tự và an ninh chung trên thế giới. Ngoài ra, đây còn cơ hội “bất chiến tự nhiên thành” của Tổng thống Putin. Bởi lẽ trong những năm qua Nga đã bị Âu Châu cô lập thị trường kinh tế do quyết định trừng phạt cấm vận của Hoa Kỳ về các hành động quân sự tại Syria. Ngày nay, khi Anh rút ra Liên Minh, một thành viên quan trọng sẽ suy giảm tiềm năng cả khối và những hiện tượng chia rẽ sẽ được lớn dần. Và biện pháp chế tài đối với Nga sẽ không còn hiệu quả như trước đây. Đó chính là nguyên nhân để ông Putin viếng thăm Trung Quốc ngay sau khi kết quả của ngày 23/6 được công bố. Đây là chuyến thăm không có sự chuẩn bị của điện Cẩm Linh và Bắc Kinh.

 

Nhìn chung quyết định của đa số cử tri Anh trong ngày 23/6/2016 tạo ra một chuyển động trong giòng rẽ của lịch sử trên đất nước đầy sương mù này. Từ chuyển động ấy, bước sang tác động chỉ bằng một sợi dây vô cùng mong manh, những thay đổi và ảnh hưởng đến thế hệ chuyển tiếp trên một đất nước đi đầu trong nguyên tắc dân chủ qua mô hình tam quyền phân lập./.

 

Tiến sĩ: nguyễn Hữu Hoạt

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Tác động đàng sau chuyến thăm của Tổng thống Obama (16-06-2016)
    Liên Minh Á Châu (15-05-2016)
    Make America Great Again? (19-04-2016)
    Con sông Hồng chảy vào đất Việt (15-03-2016)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của bom nhiệt hạch (24-02-2016)
    Chính sách Hoa Kỳ trước ẩn số Syria (16-01-2016)
    Sức ma sát trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á. (26-11-2015)
    Cơ hội & Thách thức (09-11-2015)
    Tác động và thành quả trong chuyến Nhật du của TBT Nguyễn Phú Trọng (16-09-2015)
    Chuyển động bên trong tam giác Mỹ-Việt –Trung (14-09-2015)
    John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử. (19-08-2015)
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152762734.